Nội Dung
Hợp pháp hóa lãnh sự là hình thức chứng thực con dấu, chữ ký trên các văn bản giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức nước ngoài cung cấp và người được cung cấp được công nhận giá trị pháp lý những giấy tờ đó để sử dụng tại Việt Nam
Bạn là người nước ngoài hoặc Việt kiều mong muốn đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam, hay muốn xin nhận cha, mẹ, con hoặc nhận con nuôi, …. Bạn là doanh nghiệp Việt Nam cần cung cấp tài liệu được chứng nhận lãnh sự cho đối tác sử dụng tại nước ngoài? Hoặc bạn có tài liệu từ đối tác nước ngoài gửi về cần hợp pháp hóa lãnh sự để thực hiện các thủ tục hành chính tại Việt Nam? Bạn đang thắc mắc về trình tự thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự như thế nào?
– “Hợp pháp hóa lãnh sự” hay “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu chứ không bao hàm việc chứng nhận nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu đó.
* Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bao gồm:
+ Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Cục Lãnh sự).
+ Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Sở Ngoại vụ);
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam được uỷ nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam).
+ Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ, người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam có quyền ký hợp pháp lãnh sự.
+ Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ có thể uỷ quyền cho Trưởng phòng Hợp pháp hóa – Chứng nhận lãnh sự Cục Lãnh sự, Trưởng phòng Lãnh sự Sở Ngoại vụ ký hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam có thể uỷ quyền cho viên chức ngoại giao thực hiện chức năng lãnh sự hoặc viên chức lãnh sự ký hợp pháp hóa lãnh sự.